Đăng nhập

CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ BẢO TRÌ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA SỐ 10:  Kính chào Quý khách !

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

(028) 38720567
0909894009 - Mr Sơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Lượt truy cập:
Đang online:
Past 24h:

Những điểm khác biệt giữa Thông tư 45 và Thông tư 203 về quản lý và trích khấu hao TSCĐ

2015-09-26 10:01:39

Một số điểm mới Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định sẽ có hiệu lực từ 10/06/2013 thay thế cho thông tư 203/2009/TT-BTC

Một số điểm mới Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định sẽ có hiệu lực từ 10/06/2013 thay thế cho thông tư 203/2009/TT-BTC

1. Tài sản cố định phải có giá trị từ 30 triệu đồng

Điểm c, khoản 1, điều 3 của Thông  tư 45 quy định: “Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.”

Quy định này đã thay thế nội dung cũ tại Thông tư 203/2009/TT-BTC: Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.”

2.  Sửa đổi, bổ sung TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất bao gồm:

Quyền sử dụng đất thuê được ghi nhận là Tài sản cố định vô hình (TSCĐ vô hình)

- Quyền sử dụng đất thuê theo quy định tại điểm d điều 4 khoản 2 của thông tư  45 được ghi nhận là TSCĐ vô hình: “Quyền sử dụng đất thuê trước ngày có hiệu lực của Luật Đất đai năm 2003* mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là năm nămvà được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.” (Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực từ 01-7-2004)

- Quy định này thay thế nội dung của  Thông tư 203/2009/TT-BTC: Trường hợp doanh nghiệp thuê đất thì tiền thuê đất được tính vào chi phí kinh doanh, không ghi nhận là TSCĐ vô hình

- Quyền sử dụng đất được nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp (bao gồm quyền sử dụng đất có thời hạn, quyền sử dụng đất không thời hạn). 

- Nguyên giá TSCĐ là quyền sử dụng đất được xác định là toàn bộ khoản tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng (+) các chi phí cho đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ (không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất); hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn. 

- Quyền sử dụng đất không ghi nhận là TSCĐ vô hình gồm: 

+ Quyền sử dụng đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất. 

+ Thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê (thời gian thuê đất sau ngày có hiệu lực thi hành của Luật đất đai năm 2003, không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) thì tiền thuê đất được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh theo số năm thuê đất. 

+ Thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì tiền thuê đất được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ tương ứng số tiền thuê đất trả hàng năm. 

- Đối với các loại tài sản là nhà, đất đai để bán, để kinh doanh của công ty kinh doanh bất động sản thì doanh nghiệp không được hạch toán là TSCĐ và không được trích khấu hao. 

3. Quy định về phân bổ giá trị lợi thế kinh doanh đối với công ty cổ phần được chuyển đổi từ công ty nhà nước

- Theo quy định tại khoản 4, điều 4 của thông tư 45: Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước phải  thực hiện phân bổ giá trị lợi thế kinh doanh theo quy định tại Thông tư số 138/2012/TT-BTC (Thông tư này đã có hiệu lực từ 5/10/2012).

- Đây là một quy định mới của Thông tư 45 để đồng bộ hóa với thông tư 138. Vì thông tư 138 ra đời sau Thông tư 203

 4. Bổ sung nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ như sau: 

- Đối với các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng, doanh nghiệp đã hạch toán tăng TSCĐ theo giá tạm tính do chưa thực hiện quyết toán. Khi quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành có sự chênh lệch giữa giá trị tạm tính và giá trị quyết toán, doanh nghiệp phải điều chỉnh lại nguyên giá tài sản cố định theo giá trị quyết toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Doanh nghiệp không phải điều chỉnh lại mức chi phí khấu hao đã trích kể từ thời điểm tài sản cố định hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng đến thời điểm quyết toán được phê duyệt. Chi phí khấu hao sau thời điểm quyết toán được xác định trên cơ sở lấy giá trị quyết toán tài sản cố định được phê duyệt trừ (-) số đã trích khấu hao đến thời điểm phê duyệt quyết toán tài sản cố định chia (:) thời gian trích khấu hao còn lại của tài sản cố định theo quy định. 

- Đối với các tài sản cố định doanh nghiệp đang theo dõi, quản lý và trích khấu hao theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC nay không đủ tiêu chuẩn về nguyên giá tài sản cố định theo quy định tại Điều 2 của Thông tư này thì giá trị còn lại của các tài sản này được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 3 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành của Thông tư này. 

5. Hiệu lực thi hành: 

- Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/6/2013 và áp dụng từ năm tài chính năm 2013.

- Kể từ năm tính thuế 2013, tiết k điểm 2.2 khoản 2 Điều 6 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được thực hiện theo quy định sửa đổi, bổ sung sau: 

“k) Quyền sử dụng đất lâu dài không được trích khấu hao và phân bổ vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; quyền sử dụng đất có thời hạn nếu có đầy đủ hoá đơn chứng từ và thực hiện đúng các thủ tục theo quy định của pháp luật, có tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì được phân bổ dần vào chi phí được trừ theo thời hạn được phép sử dụng đất ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quyền sử dụng đất giao có thu tiền có thời hạn được trích khấu hao để tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp”. 

- Trường hợp các cá nhân kinh doanh có TSCĐ đáp ứng đầy đủ các quy định về quản lý tài sản cố định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 thì được trích khấu hao tài sản cố định để xác định chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân.