Đăng nhập

CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ BẢO TRÌ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA SỐ 10:  Kính chào Quý khách !

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

(028) 38720567
0909894009 - Mr Sơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Lượt truy cập:
Đang online:
Past 24h:

Nhân dịp ngày 20-10, hãy điểm lại những cái nhất của phụ nữ Việt Nam ai cũng khâm phục

2016-10-19 10:19:40

 23/08/2016

Hãy cùng điểm lại những việc làm và thành tích của phụ nữ Việt Nam tự cổ chí kim mà ai nghe thấy cũng phải khâm phục.

Phụ nữ Việt Nam là một trong những nhân tố quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của xã hội Việt Nam. Lịch sử đã chứng minh sự hiện diện của người phụ nữ trong các vai trò quan trọng của xã hội. Năng lực và phẩm hạnh của phụ nữ Việt Nam đã được khẳng định thông qua các hoạt động xã hội, thuộc mọi lĩnh vực, góp phần không nhỏ công sức và trí tuệ cho nền hoà bình và văn minh nhân loại.

Hôm nay, mời bạn đọc cùng Giainhan.vn điểm lại những cái nhất của phụ nữ Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước.

Người phụ nữ đầu tiên làm vua ở Việt Nam

  Những cái nhất của phụ nữ Việt Nam ai cũng bội phục

Hình ảnh hai Bà Trưng cưỡi voi diệt thù

Vị nữ vương đầu tiên của nước ta là bà Trưng Trắc, bà là con gái của một lạc tướng ở Phong Châu (nay thuộc tỉnh Phú Thọ). Năm 40 của thế kỷ thứ nhất, bà Trưng Trắc cùng em gái là Trưng Nhị đã đứng lên lãnh đạo quần chúng nhân dân chống lại sự xâm lược của nhà Hán, thu giang sơn về một mối. Sau khi giành chiến thắng, bà lên làm vua và giữ ngôi trong 3 năm. Trong lịch sử nước ta, bà Trưng Trắc vẫn được gọi là “Vua bà”.

Nữ tướng duy nhất ở thể kỷ 20

 

Chân dung nữ tướng Nguyễn Thị Định

Đó chính là bà Nguyễn Thị Định, sinh năm 1920, tại xã Lương Hòa, Giồng Trôm, Bến Tre. Năm 1974, bà giữ chức vụ Thiếu tướng, Phó tổng tư lệnh lực lượng vũ trang giải phóng Nam Việt Nam. Sau ngày thống nhất đất nước, bà là nữ Phó chủ tịch Hội đồng nhà nước (nay là Phó chủ tịch nước) đầu tiên của Việt Nam và là chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

Nữ anh hùng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam

  Những cái nhất của phụ nữ Việt Nam ai cũng bội phục

Chân dung nữ anh hùng Nguyễn Thị Chiên

Không ai khác ngoài cái tên nữ anh hùng Nguyễn Thị Chiên, sinh năm 1930 tại xã Tán Thuật, Kiến Xương, Thái Bình. Vào những năm kháng chiến chống Pháp, bà chính là người xây dựng và chỉ huy đội nữ du kích Tán Thuật. Với lối hoạt động hiệu quả, lòng dũng cảm, táo bạo, cùng chiến thuật “tay không bắt giặc”, bà được đã được Nhà nước phong tặng nhiều Huân chương, Huy chương chiến công, và năm 1952, bà được phong là nữ Anh hùng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nữ Anh hùng lực lượng vũ trang trẻ nhất

 

Chân dung nữ anh hùng Võ Thị Sáu

Nhắc đến danh hiệu này, không ai có thể quên được cái tên của nữ anh hùng Võ Thị Sáu. Tên thật của chị là Nguyễn Thị Sáu, sinh năm 1933 tại huyện Đất Đỏ, Bà Rịa-Vũng Tàu. Ngay từ lúc 15 tuổi, chị đã hăng hái tham gia cách mạng, lập nhiều chiến công vang dội. Tháng 8/1950, chị bị giặc Pháp bắt, dù trải qua những trận tra tấn dã man nhưng Võ Thị Sáu vẫn giữ vững khí tiết của người chiến sĩ cách mạng.

Năm 1952, chị bị giặc đày ra Côn Đảo và hành quyết. Năm 1993, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã trân trọng truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.

Người phụ nữ nữ vác đạn nặng nhất lúc chiến tranh

  Những cái nhất của phụ nữ Việt Nam ai cũng bội phục

Bà Ngô Thị Tuyển bây giờ

Quê hương Nam Ngạn, Hàm Rồng, Thanh Hóa bao đời nay vẫn tự hào khi là vùng đất sinh ra những anh hùng, trong đó có đồng chí Ngô Thị Tuyển, sinh năm 1946. Chị là nữ dân quân được đánh giá là mưu trí, dũng cảm. Vào ngày 4/4/1965, chị đã vác 2 hòm đạn nặng 98kg vượt qua bờ đê chuyển ra sông phục vụ chiến đấu tại Hàm Rồng, Thanh Hóa.

Bí thư Thành ủy trẻ tuổi nhất


Chân dung Nguyễn Thị Minh Khai

Đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai, tên thật là Nguyễn Thị Vịnh, sinh năm 1910 tại Vinh. Chị đã thoát ly gia đình vào hoạt động cách mạng kể từ năm 16 tuổi. Năm 30 tuổi, chị trở thành Ủy viên Xứ ủy Nam Kỳ, Bí thư Thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn. Năm 31 tuổi, chị bị Thực dân Pháp bắt tra tấn dã man và đã anh dũng hi sinh.

Người phụ nữ biên soạn cuốn từ điển Hán Nôm cổ nhất Việt Nam

  Những cái nhất của phụ nữ Việt Nam ai cũng bội phục

Hoàng hậu nhà Lê trung hưng - Trịnh Thị Ngọc Trúc

Người đã biên soạn cuốn từ điển Hán Nôm “Ngọc âm chí Nam giải nghĩa” ở thế kỷ 16 không ai khác chính là bà Trịnh Thị Ngọc Trúc (1595 – 1660), là một Hoàng hậu của nhà Lê trung hưng (là giai đoạn tiếp theo của triều đại nhà Hậu Lê) trong lịch sử Việt Nam.

Quyển tử điển diễn giải bằng văn vần, thể lục bát, dài trên 3000 câu, tổng số cả Hán lẫn Nôm có 24 ngàn chữ. Được bà chia làm 40 chương. Đủ cả thiên văn, địa lý, nhân luận, cách trí, lục phủ ngũ tạng… cho đến những vật dụng gia đình cùng binh khí, nhạc cụ, điển lễ…

Người phụ nữ sáng tác thơ bằng chữ Nôm nhiều nhất

  Những cái nhất của phụ nữ Việt Nam ai cũng bội phục

Chân dung hư cấu của nữ sĩ Hồ Xuân Hương trên bìa sách Giai nhân dị mặc của học giả Nguyễn Hữu Tiến, năm 1916

Hồ Xuân Hương là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Di tác của bà hoàn toàn là thơ, trong đó mảng Nôm có nhiều phẩm chất tốt cần sự khảo cứu lâu.

Sinh thời, Hồ Xuân Hương sáng tác rất nhiều nhưng đến nay chỉ còn lại số lượng ít, chủ yếu là thơ Nôm truyền miệng. Thơ Nôm Hồ Xuân Hương giàu khả năng gợi cảm, gợi tình, rất bình dân, gần gũi nhưng cũng vô cùng sâu sắc, chua cay. Cũng chính vì vậy mà hậu thế đã tôn Hồ Xuân Hương là “Bà chúa thơ Nôm”.

Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đầu tiên

  Những cái nhất của phụ nữ Việt Nam ai cũng bội phục

Bà Lê Thị Xuyến - Chủ tịch đầu tiên của hội Liên hiệp phụ nữ VN

Bà Lê Thị Xuyến, sinh năm 1909 tại Đại Hòa, Đại Lộc, Quảng Nam, là một nhà cách mạng, một nhà hoạt động xã hội Việt Nam. Không chỉ là chủ tịch đầu tiên của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (1946 – 1956), bà còn là một trong những nữ Đại biểu Quốc hội đầu tiên của Việt Nam (tháng 1/1946). Cũng tại Quốc hội khóa I, bà là đại biểu nữ duy nhất được bầu vào Ban Thường trực Quốc hội.

Người phụ nữ có nụ cười nổi tiếng nhất Việt Nam

 

Bà Võ Thị Thắng trong tấm hình nổi tiếng "Nụ cười chiến thắng"

Bà Võ Thị Thắng, sinh năm 1945 tại Tiền Bửu, Bến Lức, Long An. Năm 1968, bà bị giặc bắt và tuyên án 20 năm tù khổ sai. Tuy nhiên, trước bản án ấy bà vẫn tươi cười và nói: “Tôi sợ chính quyền các ông không đủ thời gian tồn tại để thi hành án của tôi”. Và thực tế đã chứng minh cho lời nói của bà khi năm 1973, Hiệp định hòa bình về Việt Nam được ký kết tại Paris, bà đã được trao trả tự do.

Thời bình, bà từng giữ chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục Du Lịch Việt Nam. Năm 2014, người phụ nữ có nụ cười tuyệt đẹp này qua đời trong sự tiếc thương vô bờ của gia đình và đồng đội.

Nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên

 

Nụ cười chiến thắng của Ngoại trưởng Nguyễn Thị Bình tại Hội nghị Paris

Nguyễn Thị Bình, sinh năm 1927, tại xã Điện Quang, Điện Bàn, Quảng Nam. Bà là một nữ chính trị gia nổi tiếng của Việt Nam. Đồng thời tiếng tăm của bà cũng vang danh trên thế giới khi giữ cương vị Trưởng phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng Nam Việt Nam, rồi Bộ trưởng Bộ ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tham gia Hội nghị 4 bên về hòa bình cho Việt Nam tại Paris trong giai đoạn 1968-1973. Bà là một trong những người đại diện các bên ký hiệp định Paris năm 1973 và là người phụ nữ duy nhất đặt bút kí vào Hiệp định. Bà cũng từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch nước Việt Nam từ 1992 đến 2002.

Bà mẹ anh hùng có nỗi đau lớn nhất lịch sử

  Những cái nhất của phụ nữ Việt Nam ai cũng bội phục

Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ

Mẹ Nguyễn Thị Thứ, sinh năm 1904, tại xã Điện Thắng, Điện Bàn, Quảng Nam. Hiếm có bà mẹ nào gánh chịu nhiều khổ đau như mẹ Nguyễn Thị Thứ. 9 người con ruột, 1 con rể và 2 người cháu của bà đã lần lượt hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.

Bà trở thành bà mẹ Việt Nam anh hùng tiêu biểu, được lấy làm nguyên mẫu xây dựng tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại tỉnh Quảng Nam trong dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ. Bà mất vào tháng 12 năm 2010 tại Đà Nẵng.

Phụ nữ Việt Nam bao đời phẩm hạnh và tài năng. Xưa kia trong chiến tranh họ anh dũng đấu tranh bảo vệ đất nước. Ngày nay, trong thời bình, họ luôn nỗ lực hết mình vươn lên và làm thật tốt vai trò của mình trong xã hội. Họ là “phái yếu” song những gì họ làm được cũng phải khiến “phái mạnh” thán phục.

N.S (tổng hợp)