Đăng nhập

CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ BẢO TRÌ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA SỐ 10:  Kính chào Quý khách !

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

(028) 38720567
0909894009 - Mr Sơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Lượt truy cập:
Đang online:
Past 24h:

Nhà thầu liên danh hay liên doanh? Khái niệm, Phân biệt liên doanh và liên danh!

2019-05-23 14:51:29
Nếu doanh nghiệp bạn mới bắt đầu tìm hiểu về đấu thầu, hẳn bạn sẽ bỡ ngỡ với khái niệm nhà thầu liên danh. Thậm chí có người còn nhầm thành "liên doanh". Vậy "Nhà thầu liên danh" là gì, khác với "liên doanh" như thế nào? Hãy cùng DauThau.info cùng tìm hiểu nhé!
Ảnh minh họa: Liên doanh. Tác giả: rawpixel. Nguồn: pixabay.com. Bản quyền cấp phép: CC0 Creative CommonsẢnh minh họa: Liên doanh. Tác giả: rawpixel. Nguồn: pixabay.com. Bản quyền cấp phép: CC0 Creative Commons

Khái niệm "Nhà thầu liên danh" & "Liên danh nhà thầu"

Liên danh nhà thầu là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp đứng tên để cùng nhau dự thầu dưới tư cách là nhà thầu liên danh và thực hiện gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án theo hồ sơ mời thầu. "Nhà thầu liên danh" & "Liên danh nhà thầu" là khái niệm thuộc điều chỉnh của luật đấu thầu

Lý do phải thực hiện liên danh là gì?

Lý do các nhà thầu phải liên danh với nhau thành nhà thầu liên danh thường xuất phát từ nguyên nhân là nếu chỉ một doanh nghiệp bất kỳ trong đó tham gia thì có thể không đủ khả năng lực thực hiện gói thầu đó.

Một lý do khác là do gói thầu lớn và các thành viên trong liên danh muốn tối ưu hóa phần công việc trong hồ sơ mời thầu phù hợp với năng lực của mình mà không phải chịu trách nhiệm như trường hợp sử dụng nhà thầu phụ.
 

Quy định của pháp luật về liên danh như thế nào?

Khoản 35, Điều 4 Luật Đấu Thầu quy định: nhà thầu chính chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.

Mục h, Khoản 1, Điều 5 Luật Đấu Thầu quy định: Nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.

Khoản 3, Điều 5 Luật Đấu Thầu quy định: Trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh. 

Khoản 6, Điều 11 Luật Đấu Thầu quy định: Trường hợp liên danh tham dự thầu, từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện bảo đảm dự thầu riêng rẽ hoặc thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liên danh. Tổng giá trị của bảo đảm dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

Khoản 1, Điều 65 & 71 Luật Đấu Thầu quy định: Đối với nhà thầu liên danh, tất cả thành viên tham gia liên danh phải trực tiếp ký, đóng dấu (nếu có) vào văn bản hợp đồng.

Như vậy, với hình thức hợp tác liên danh (joint name/ joint operation) thì các thành viên liên danh không phải thành lập pháp nhân mới; liên danh kết thúc khi nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng với chủ đầu tư hoàn thành. Nó khác hoàn toàn với việc "liên doanh".

Khái niệm "liên doanh"

Liên doanh (joint venture) là cùng nhau hợp tác đầu tư, kinh doanh, giữa hai bên hay nhiều bên. Việc liên doanh được quy định theo luật đầu tư. Liên doanh hình thành 1 pháp nhân mới trên cơ sở đóng góp của hai hay nhiều bên về vốn, đất đai, thiết bị và nhân lực. Pháp nhân này hoạt động theo quy định của luật doanh nghiệp.
 

Như vậy bạn đã phân biệt được liên danh với liên doanh rồi phải không nào? Hy vọng sẽ không còn bạn nào bỡ ngỡ với khái niệm này nữa! Hãy đọc tiếp bài: "Những khó khăn của doanh nghiệp tham gia đấu thầu ở Việt Nam và giải pháp của DauThau.info"