Đăng nhập

CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ BẢO TRÌ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA SỐ 10:  Kính chào Quý khách !

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

(028) 38720567
0909894009 - Mr Sơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Lượt truy cập:
Đang online:
Past 24h:

Một số ý kiến về về mô hình doanh nghiệp bảo trì đường thủy

2020-07-31 14:35:51

Theo Luật Doanh nghiệp, kể từ năm 2021, các doanh nghiệp bảo trì đường thủy do Nhà nước đang giữ vốn chi phối sẽ trở thành doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều bởi hiện nay một số đơn vị bảo trì đã cổ phần hoàn toàn. Cùng đó, việc tranh cãi mô hình doanh nghiệp nào hiệu quả hơn, đảm bảo đời sống cho người lao động vẫn chưa có hồi kết…

ng ty cổ phần sắp thành doanh nghiệp Nhà nước

Công ty CP Quản lý bảo trì đường thủy nội địa (ĐTNĐ) số 7 được thành lập cách đây gần 30 năm, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục ĐTNĐ Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực bảo trì, hướng dẫn, bảo đảm giao thông trên một số tuyến đường thủy quốc gia. Năm 2015, đơn vị này được chuyển thành công ty cổ phần theo phương án Nhà nước giữ 51% vốn điều lệ.

Sau khi chuyển đổi mô hình, Công ty CP Quản lý bảo trì ĐTNĐ số 7 chưa mở rộng được lĩnh vực kinh doanh mới nào. Trong khi đó, khoảng 3 năm nay, đơn vị luôn phải vật lộn đấu thầu cạnh tranh để có được công việc, thay vì được Cục ĐTNĐ Việt Nam đặt hàng như trước.

Lãnh đạo Công ty CP Quản lý bảo trì ĐTNĐ số 7 cho biết: "Để có nguồn việc làm, đòi hỏi chúng tôi phải có sự chủ động tự chủ cao hơn trong điều hành sản xuất kinh doanh và quyết định các vấn đề nội bộ của công ty. Song do phần vốn Nhà nước chi phối nên vẫn mang nặng tính hành chính, phải báo cáo như đơn vị sự nghiệp, gây khó khăn trong hoạt động. Tới đây, nếu đơn vị trở thành doanh nghiệp Nhà nước, chưa rõ có phải thay đổi, sắp xếp lại mô hình quản trị hay không".

"Từ năm 2021, theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, công ty có hơn 50% vốn Nhà nước sẽ trở thành doanh nghiệp Nhà nước. Việc trở thành doanh nghiệp Nhà nước sẽ khiến đơn vị hoạt động theo cơ chế giao nhiệm vụ, không được tự chủ hoàn toàn", ông Vũ Cao Khải, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Quản lý bảo trì ĐTNĐ số 7 nói.

Cũng theo ông Khải, doanh nghiệp có vốn điều lệ chỉ hơn 11 tỷ đồng, khá nhỏ so với mặt bằng doanh nghiệp, nhưng trong điều hành, việc gì cũng phải hỏi cơ quan quản lý vốn nhà nước, kể cả kế hoạch đảm bảo lợi tức, mua sắm trang thiết bị, nhân sự đến các vấn đề nhỏ hơn.

"Nếu doanh nghiệp được cổ phần hoàn toàn sẽ chủ động trong tổ chức bộ máy, hoạt động sản xuất kinh doanh như các đơn vị đã cổ phần hoàn toàn", ông Khải phân tích.

Ông Phạm Văn Thư, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Quản lý bảo trì ĐTNĐ số 9 cũng cho biết, đơn vị được cổ phần với cơ cấu Nhà nước giữ hơn 50% vốn. "So với mô hình các đơn vị đã cổ phần hoàn hoàn trước đây, việc điều hành doanh nghiệp của chúng tôi bị động hơn nhiều", ông Thư nói.

Nhiều ý kiến trái chiều

Liên quan đến mô hình các công ty bảo trì đường thủy, đại diện Cục ĐTNĐ Việt Nam cho biết, trước đây có 15 đơn vị sự nghiệp Nhà nước trực thuộc Cục thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo trì và đảm bảo hệ thống đường thủy quốc gia trên toàn quốc.

"

Ông Ngô Văn Quang, Chủ tịch Công đoàn Cục ĐTNĐ Việt Nam cho biết, vừa đi kiểm tra nắm tình hình tại các đơn vị bảo trì đường thủy. Qua ghi nhận, đa số người lao động mong muốn giữ nguyên mô hình, không thoái hết vốn Nhà nước tại các công ty cổ phần, để giúp bảo đảm hơn về quyền lợi của người lao động.

"


Năm 2005, có 5 đơn vị được thí điểm chuyển sang công ty cổ phần và 10 năm sau, 10 đơn vị còn lại tiếp tục được cổ phần hóa. Đến nay, có 6 đơn vị được thoái hoàn toàn vốn Nhà nước, còn lại Nhà nước giữ 51-58% vốn và do Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) quản lý vốn tại mỗi doanh nghiệp.

"Sau khi chuyển sang công ty cổ phần, chỉ một vài đơn vị phát triển tốt, mở rộng được sản xuất kinh doanh sang lĩnh vực khác như: Du lịch, xăng dầu, xây dựng. Còn lại, hầu hết vẫn phụ thuộc vào lĩnh vực bảo trì đường thủy. Đến nay các công ty Nhà nước giữ vốn chi phối hầu như vẫn giữ nguyên cơ cấu tổ chức như trước, số lượng lao động đông hơn so với đơn vị đã thoái hết vốn Nhà nước, đời sống, thu nhập của người lao động tại một số đơn vị khó khăn hơn", đại diện Cục ĐTNĐ Việt Nam thông tin.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, lãnh đạo một số công ty cho biết, SCIC đang lấy ý kiến về việc thoái hết vốn Nhà nước tại các công ty quản lý bảo trì đường thủy. Đề cập vấn đề trên, lãnh đạo nhiều Công ty CP Quản lý bảo trì ĐTNĐ ủng hộ việc cổ phần hóa hoàn toàn để tạo mô hình thống nhất, cạnh tranh bình đẳng giữa các công ty.

Ông Dương Hải Thanh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Quản lý bảo trì ĐTNĐ số 4 cho rằng: "Doanh nghiệp Nhà nước rõ ràng phải báo cáo, xin phép cơ quan giữ vốn chi phối. Song trường hợp Nhà nước thoái hết vốn thì chỉ là chuyển vốn sang chủ đầu tư khác, cũng phải hỏi chủ đầu tư. Các vấn đề lớn của công ty được quyết tại đại hội cổ đông, nên quan trọng là năng lực điều hành lãnh đạo, chứ không do mô hình doanh nghiệp", ông Thanh nói.

Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng nên giữ nguyên như hiện nay. "Sau nhiều năm thí điểm, hầu hết các đơn vị vẫn chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực quản lý bảo trì đường thủy. Thực tế cho thấy, việc đảm bảo các quyền lợi cho người lao động tại các công ty nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối tốt hơn so với một số công ty cổ phần hóa hoàn toàn. Mô hình tổ chức cũng ổn định hơn. Vì vậy, nên giữ nguyên mô hình như hiện nay", ông Phạm Văn Thư, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Quản lý bảo trì ĐTNĐ số 7 nói.

Theo ông Phạm Văn Phả, Giám đốc Công ty CP Quản lý đường sông số 3 (đơn vị cổ phần hóa hoàn toàn), việc thoái hết vốn Nhà nước tại các công ty quản lý bảo trì đường thủy hoạt động tại khu vực địa bàn vùng sâu, vùng xa sẽ gây ra bất cập, hạn chế trong công tác quản lý luồng tuyến. Trước đây các công ty được cổ phần mang tính chất thí điểm, thời gian cũng khá dài, vì vậy cơ quan quản lý Nhà nước cần tổng kết, đánh giá để lựa chọn mô hình phù hợp nhất.

Ông Hoàng Minh Toàn, Phó cục trưởng Cục ĐTNĐ Việt Nam nêu quan điểm: "Các đơn vị làm công tác bảo trì, mang tính dịch vụ công khi trở thành doanh nghiệp Nhà nước sẽ tốt hơn, phù hợp hơn và chắc chắn quan tâm tốt hơn đến chế độ, chính sách và quyền lợi của người lao động".

Theo Báo Giao thông