Đăng nhập

CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ BẢO TRÌ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA SỐ 10:  Kính chào Quý khách !

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

(028) 38720567
0909894009 - Mr Sơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Lượt truy cập:
Đang online:
Past 24h:

Chủ xe có trách nhiệm gì nếu người khác sử dụng gây tai nạn?

2019-05-24 09:22:03

Nhiều năm trước, một người đồng hương không có hộ khẩu Hà Nội nên nhờ tôi đứng tên đăng ký một chiếc xe máy. Sau này, họ bán cho một người khác mà không sang tên. Tôi đề nghị người đồng hương yêu cầu khách mua xe của anh ấy sang tên nhưng họ luôn lẩn tránh. Tôi phải làm gì để tránh được những rủi ro do người sử dụng mang lại? Những rủi ro mà tôi có thể phải đối mặt khi đứng tên một chiếc xe máy mà mình không sử dụng là gì?

Luật sư trả lời:

Về nguyên tắc, bạn vẫn là người đứng tên chủ sở hữu của chiếc xe này.

Điểm b khoản 1 điều 30 Nghị định số 46/2016 ngày 26/5/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định phạt tiền 100.000-200.000 đồng với cá nhân, 200.000-400.000 đồng với tổ chức là chủ xe môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi: không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô.

Như vậy đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính khi mua xe mà không làm thủ tục đăng ký sang tên xe là người mua nên bạn không bị xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này.

Tuy nhiên, tại điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 điều này.

Như vậy, bạn có thể phải liên đới chịu bồi thường thiệt hại do chiếc xe này gây ra khi vẫn còn là chủ sở hữu của nó. Để phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra, bạn cần yêu cầu người mua xe để thực hiện thủ tục sang tên. Nếu người này vẫn không chịu thực hiện thủ tục sang tên thì bạn có thể thông báo với cơ quan công an nơi bạn đăng ký xe về việc đã chuyển nhượng quyền sở hữu xe (kèm theo chứng cứ của việc chuyển nhượng) để được xử lý và tránh những rủi ro sau này cho mình.

Luật sư, Thạc sĩ Phạm Thanh Bình

Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội