Đăng nhập

CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ BẢO TRÌ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA SỐ 10:  Kính chào Quý khách !

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

(028) 38720567
0909894009 - Mr Sơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Lượt truy cập:
Đang online:
Past 24h:

Bụi mịn PM2.5 là nguyên nhân gây bệnh hen suyễn, viêm phổi mãn tính, đặc biệt nguy hại với trẻ nhỏ và đây cách phòng chống

2019-10-03 09:09:20

 Bụi mịn PM2.5 là nguyên nhân gây bệnh hen suyễn, viêm phổi mãn tính, đặc biệt nguy hại với trẻ nhỏ và đây cách phòng chống
 

Ô nhiễm bụi mịn đang là vấn đề cấp bách tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những tác hại vô cùng nghiêm trọng của bụi mịn tới sức khỏe như hen suyễn, viêm phổi và thậm chí là gây tử vong đối với trẻ sơ sinh.

Chỉ trong vài thập kỷ, nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp mãn tính như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và xơ phổi đã gia tăng một cách nhanh chóng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng ô nhiễm bụi mịn PM2.5 là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các căn bệnh mãn tính liên quan đến phổi hoặc khiến bệnh tình ngày một trở nên nghiêm trọng hơn.

Ô nhiễm bụi mịn PM2.5 đang là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các thành phố lớn đang không ngừng phát triển như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Loại bụi mịn này được tạo ra từ các hoạt động của con người qua việc đốt than củi, đốt nhiên liệu hóa thạch, bụi từ các công trình xây dựng, bụi đường phố, đốt rác thải, khói máy công nghiệp, phá rừng, hút thuốc. Đặc biệt, bụi PM2.5 là thành phần chính của khói thuốc lá và có thể dễ dàng đi trực tiếp qua đầu lọc thuốc lá đến phổi.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng tiếp xúc với bụi mịn PM2.5 làm gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh viêm mãn tính của hệ thống miễn dịch, phổi, các cơ quan tim mạch và đường tiêu hóa. Đối với hầu hết các loài sinh vật, rất khó để có thể loại bỏ hay bài tiết các hạt bụi ở kích thước siêu nhỏ như vậy ra khỏi cơ thể. 

Việc tiếp xúc nhiều lần với bụi PM2.5 khiến chức năng phổi suy giảm nhanh chóng, ngăn chặn sự tái tạo các mô của đường dẫn khí và khiến bệnh hen suyễn trở nên ngày càng trầm trọng hơn. Ngay cả đối với phổi khỏe mạnh, bụi mịn cũng làm gia tăng áp lực của quá trình oxy hóa cũng như các cytokine tiền viêm – một trong những yếu tố gây bệnh hen suyễn, COPD và xơ phổi.

Đáng lo ngại hơn, thai nhi trong bụng mẹ và trẻ em dưới 6 tuổi tiếp xúc với bụi mịn PM2.5 sẽ phát triển các bệnh viêm phổi mãn tính sau này. Theo các nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị Quốc tế Hiệp hội Hô hấp châu Âu, tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh và làm giảm chức năng phổi ở trẻ dưới 15 tuổi.

Bụi mịn PM2.5 là nguyên nhân gây bệnh hen suyễn, viêm phổi mãn tính, đặc biệt nguy hại với trẻ nhỏ và đây cách phòng chống - Ảnh 1.

Năm 2016, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, mỗi năm, ô nhiễm không khí xung quanh (ngoài trời) ở cả thành thị và nông thôn gây ra 4,2 triệu ca tử vong sớm trên toàn thế giới; tỷ lệ tử vong này chủ yếu do tiếp xúc với bụi mịn, gây ra bệnh tim mạch, hô hấp và ung thư.

Các biện pháp phòng chống tác hại của bụi mịn

- Khi đi ra đường, đeo khẩu trang đúng tiêu chuẩn để bảo vệ khỏi bụi trong không khí.

- Không tập thể dục hay làm việc ở nơi bị ô nhiễm không khí, tránh các hoạt động mạnh khiến phải hít thở nhanh hơn hoặc sâu như đạp xe, chạy bộ...

- Hạn chế di chuyển trên những con đường và đường cao tốc đông đúc, những nơi này chất lượng không khí thường xấu hơn vì khí thải từ các phương tiện giao thông.

- Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà, trên đường đi giúp làm sạch không khí.

- Nếu nhà ở trong khu vực có mức độ ô nhiễm bụi cao: Giữ nhà sạch sẽ, lau khăn ướt, sử dụng máy hút bụi có bộ lọc, sử dụng máy lọc không khí đúng tiêu chuẩn.

- Hạn chế làm ô nhiễm thêm không khí như đun nấu bằng than củi nơi kém thông khí, đốt nhang...

- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như rau, trái cây để bảo vệ sức khỏe chung và tránh sự hình thành các gốc tự do từ không khí ô nhiễm.

- Nếu xuất hiện những triệu chứng như ho, khó thở, đau mắt, ngứa họng, cần đi khám bác sĩ ngay, đặc biệt khi những hiện tượng này kéo dài rất có thể đã bị hen hoặc các bệnh hô hấp mạn tính khác.

Thùy Tiên

Theo Trí thức trẻ